Bố mẹ không nên cãi nhau trước mặt con

9:09,Thursday, October 9th, 2014

Nhiều bậc phụ huynh không chú ý và không biết rằng con mình có thể hư chỉ vì trẻ bắt chước những hành vi ứng xử hàng ngày của mình mỗi ngày, mỗi giờ. Vậy, vợ chồng nên cư xử như thế nào trước mặt con cái?

Không coi thường nhau

Anh Hải là người có tính tình nóng nảy, khảng khái và quá bộc trực nên công việc của anh gặp không ít khó khăn. Tuy có bằng cấp đàng hoàng nhưng công việc của anh vẫn chưa ổn định. Chị Nga – vợ anh Hải xinh đẹp ,thu nhập cao lại sinh ra trong gia đình khá giả. Khi mới yêu, chị thường hay động viên chồng phải thế này thế kia. Nhưng rồi, vợ chồng sống với nhau, hàng ngày phải đối mặt với bao nỗi lo cơm áo gạo tiền, đối nhân xử thế, những bực bội nơi công sở không có chỗ trút, về đến nhà nhìn thấy chồng cứ “úi xùi” một góc. Chị đâm bực, thường nói đổng, hoặc giận cá chém thớt, rồi nảy sinh ý nghĩ coi thường chồng lúc nào không biết. Dần dà, thái độ coi thường a Hải của chị tăng lên kèm theo những lời nói rất khó nghe. Mọi chuyện xảy ra đều được bé Xu con gái anh chị chứng kiến hết.

Bố mẹ cãi nhau trước mặt con sẽ gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cho con

Thế rồi một ngày, anh Hải khi đang nhìn con gái mình chơi với cô bạn nhà hàng xóm và tranh giành nhau con búp bê. Cô bạn lớn tiếng khóc và bảo rằng “mình về mách bố cậu”, Xu vênh mặt lên bảo “ôi giời, mách mẹ mình mới sợ chứ mách bố mình chả sợ”. Chỉ một câu nói của con trẻ nhưng làm chạnh lòng anh Hải. Không những thế, thời gian gần đây Xu còn bắt chước mẹ, rất hay nói trống không với bố, khi được nhắc nhở thì Xu hét toáng lên “Bố có làm ra tiền đâu mà cứ thích bày đặt”. Thì ra, giờ đây Xu đã quen cái kiểu ăn nói hỗn khi nghe nhiều từ những lời nói của mẹ.
Không nên cãi nhau trước mặt con

Bố mẹ sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ của mình trong trái tim non ớt ngây thơ của các con khi cải nhau trước mặt chúng. Hình ảnh bố mẹ đỏ mày quay tai nói nhau những câu thậm tệ sẽ in mãi trong tâm trí trẻ thơ. Bố mẹ cãi nhau trước mặt con cái là một sự thừa nhận mình thiếu khả năng kiềm chế của bản thân. Đó không chỉ là nỗi ác mộng với con trẻ mà dần dần chúng sẽ có những phản ứng tương tự như vậy đối với bạn bè, người thân. Khi bố mẹ tranh luận lịch sự, trẻ cũng sẽ học được tính điềm đạm và sự bình bĩnh cần thiết khi bảo vệ quan điểm của mình. Khi tranh luận bạn cũng nên chú ý:
Đừng lôi kéo con vào cuộc tranh luận

Trong khi cãi nhau không nên đưa trẻ con vào, hay có những kiểu nói như: “Đấy các con xem, thế này thì bố (mẹ) sống làm sao được nữa”; “Hôm qua con nói rằng anh…” hay: “Anh làm thế không thấy xấu hổ với con…” Những trẻ bị lôi kéo vào chuyện cãi vã của bố mẹ, tâm lí thường không ổn định. Nhiều khi trẻ còn sinh ra lươn lẹo, dối trá để làm đẹp lòng một trong hai người chúng thương yêu nhất.

Đừng đập phá đồ đạc trước mặt trẻ con

Tiếng đập phá đồ đạc là những âm thanh khủng khiếp sẽ khiến bọn trẻ sợ hãi.
Không nói xấu nhau trước mặt con
Giảng hòa trước mặt con

Bố mẹ nên tìm một thời điểm gần nhất để giảng hòa nếu lỡ để các con chứng kiến bố mẹ chúng vừa cãi cọ như trong bữa ăn. Bố mẹ nên cười nói vui vẻ và gắp thức ăn cho con cái để trẻ cảm nhận được rằng: cuộc sống gia đình không thể tránh khỏi những va chạm nho nhỏ nhưng bố mẹ vẫn rất yêu thương nhau, yêu thương con cái và gia đình là tổ ấm thực sự của chúng.

Bố mẹ đánh nhau, con thích bạo lực

Phải chứng kiến cảnh bố mẹ đánh nhau như cơm bữa, trẻ sẽ dần trở nên lầm lì, ít nói và có thể có những hành vi bạo lực với bạn bè xung quanh. Chứng kiến cảnh bố mẹ không tôn trọng nhau và bố mẹ thường xuyên sử dụng bạo lực, lâu dần trẻ sẽ hình thành suy nghĩ rằng dùng nắm đấm là cách nhanh nhất để giải quyết mọi vấn đề và việc sử dụng bạo lực là chuyện bình thường.

Theo các chuyên gia tâm lý thì cách cư xử và suy nghĩ của trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ những người thân trong gia đình. Vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ phải là một tấm gương tốt cho con. Bạn đừng nghĩ rằng, con còn quá nhỏ để có thể hiểu được hành động của người lớn. Bố mẹ hãy tránh sử dụng những từ ngữ thô lỗ, lối cử xử bạo lực không văn minh trước mặt trẻ.


Gửi bình luận

Free download code | Tự học lập trình HTML | Tự học lập trình PHP | Tự học lập trình CSS | Tự học lập trình Jquery