Những thay đổi của cơ thể khi có thai

8:34,Wednesday, July 9th, 2014

Ba tháng đầu

Mất kinh

Mất kinh là triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thai thường gặp nhất. Thông thường khoảng 6 – 7 tuần sau mất kinh, hình ảnh túi thai và phôi thai sẽ được phát hiện qua siêu âm.

Cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều khi mang thai

Cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều khi mang thai. Ảnh: Getty Images

Nôn và buồn nôn

Nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhất là buổi sáng, khi dạ dày trống. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng buồn nôn và nôn trở nên giảm đi vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

Nôn có liên quan đến sự gia tăng của các nội tiết trong thai kỳ. Khi lượng hormon này cao cảm giác buồn nôn của bạn sẽ càng tăng lên. Để giúp giảm bớt triệu chứng mệt mỏi và buồn nôn, bạn có thể thực hiện các cách sau đây:

  • Ăn ít và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn thành nhiều bữa nhỏ có thể làm dịu dạ dày và giữ cho bụng của bạn luôn đầy (các cơn buồn nôn sẽ tệ hơn khi bụng trống). Bạn nên thoải mái ăn bất kỳ món gì mà bạn thèm, miễn là nó có lợi cho sức khỏe, và cũng không có vấn đề gì nếu bạn chỉ ăn một món khoái khẩu nào đó trong vài ngày. Chứng ợ chua khó tiêu cũng thường hay gặp đối với phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Sự gia tăng nồng độ estrogen diễn ra vào giai đoạn sớm của thai kỳ được cho là tác nhân làm cho dạ dày chậm tiêu hóa thức ăn và có thể có liên quan đến triệu chứng ợ chua. Bạn nên uống nước ấm, không ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị. Không ngủ ngay sau khi ăn và nằm đầu cao có thể làm giảm ợ chua vào ban đêm. Gừng có thể làm dịu sự khó chịu của bao tử, có thể thêm một chút gừng vào trà hoặc nước ép trái cây của bạn.
    • Vitamin B6 có thể khiến bạn mau đói hơn và giảm cảm giác buồn nôn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng phù hợp.

Thường thì những triệu chứng này thường giảm bớt sau tháng thứ ba; bạn nên khám bác sĩ khi buồn nôn kéo dài và trầm trọng.

Cũng cần biết thêm là không ít trường hợp khi có thai bạn cảm hấy thèm ăn hơn bình thường. Có gần 80% các bà mẹ luôn thèm ăn và cần cảnh giác với điều đó. Sự thèm ăn quá mức và việc không thể cưỡng lại các thức ăn nhiều năng lượng có thể làm bạn tăng cân nhiều hơn bình thường.

Mang thai tuần thứ 8

Cảm giác mệt mỏi

Luôn cảm thấy mệt mỏi trong cả ngày là một trong những tác dụng phụ của thai kỳ. Cơ thể của bạn đang phải vận hành quá tải để thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Tử cung của bạn đang sản xuất progesterone – được cho là có tác dụng an thần, và lưu lượng máu tăng 50% để cung cấp máu cho thai nhi.

Một thủ phạm ẩn mặt cho sự mệt mỏi quá mức là chứng thiếu máu, và nếu bạn không đủ chất sắt, em bé sẽ lấy những gì bé cần từ cơ thể bạn và làm bạn kiệt sức, vì vậy bổ sung chất sắt là rất cần thiết để tạo nên các tế bào máu cho bé.

Để giảm mệt mỏi bạn cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya và cố gắng nghỉ trưa.

Nên có sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để tuần hoàn máu được lưu thông tốt; đảm bảo đủ dinh dưỡng khi mang thai. Trong lần đầu tiên đến khám thai, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng sắt; nếu có thiếu sắt, bác sĩ có thể sẽ kê toa bổ sung.

Mụn nhọt ở da

Lượng nội tiết tăng quá nhiều cũng có thể gây mụn nhọt ở da do sản sinh nhiều chất dầu, mụn có thể biến mất sau khi sanh. Bạn có thể kiểm soát chúng bằng cách giữ da sạch, thận trọng với các loại kem dưỡng da có chứa benzoyl peroxide, axit salicylic, retinols, hoặc steroid vì có thể gây hại cho em bé của bạn.

Tuyến vú phát triển

Khi có thai, ngực căng to hơn hệ thống tĩnh mạch vú nổi rõ, quầng vú sậm màu hơn do tuyến vú phát triển để sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng bé sau này. Bạn nên sử dụng những chiếc áo ngực rộng hơn với nhiều hàng móc cài sau để điều chỉnh kích cỡ, chọn áo bằng vải thô mềm để giảm cảm giác ngực căng và đau. Các bất thường về núm vú có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ sau này sẽ được tư vấn khắc phục tốt nhất trong giai đoạn này.

Tiểu nhiều lần

Khi có thai, tử cung ngày càng lớn dần gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn kết quả là nhu cầu tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn suốt cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên uống ít nước hơn và cũng không được nhịn tiểu – vì như thế sẽ có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Để hạn chế số lần phải thức dậy đi tiểu vào ban đêm, đừng uống nước trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, tránh uống những chất có chứa chứa cafein (do cafein gây kích thích bàng quang) và nhớ đi tiểu trước khi tắt đèn đi ngủ.

Ảnh hưởng của nội tiết, ngủ không đủ giấc, thực tại của việcmang thai – tất cả những điều này đều góp phần tạo nên sự xáo trộn cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy tính tình mình có chút thay đổi, bạn trở nên nhạy cảm hơn, cáu giận vô cớ, buồn bực hoặc vui vẻ, hạnh phúc – và tất cả cảm xúc này đều tốt và bạn có thể kiểm soát tâm trạng của mình. Do đó, hãy tìm sự chia sẻ và cảm thông từ bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai.

Tags:

Gửi bình luận

Free download code | Tự học lập trình HTML | Tự học lập trình PHP | Tự học lập trình CSS | Tự học lập trình Jquery