Những lưu ý vàng khi chăm sóc trẻ sơ sinh

8:06,Monday, January 20th, 2014

Cho con bú mẹ theo “nhu cầu”, bổ sung vitamin D hợp lý và đúng cách, phơi nắng, để ý tới lịch tiêm chủng cho con, mát-xa thường xuyên cho bé, giữ thân nhiệt cho bé…là một trong những lưu ý rất quan trọng mà các bà mẹ cần chú ý.

1380249146-bi-quyet-cham-soc-toc-tre-so-sinh-anh-2

 Cho con bú mẹ theo “nhu cầu”

Hầu hết các trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên khi chào đời đều có nhu cầu được bú mẹ từ 8 – 12 lần/ngày với khoảng thời gian trung bình từ 2 -3 tiếng/ lần.
2- 3 tháng tuổi tiếp ngay sau đó, số lần trẻ cần bú có thể giảm xuống, dần dần số lần bú cũng sẽ giảm đi tỷ lệ nghịch với sự phát triển từng ngày của bé, điều này có nghĩa là trẻ càng lớn thì số lần bú sẽ càng giảm đi, nhưng lượng sữa mỗi lần trẻ bú lại tăng lên.
Bên cạnh nguồn sữa mẹ thiêng liêng, bạn cũng có thể bổ sung cho bé thêm các loại sữa bột ăn ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một điều rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.
Bên cạnh đó, bạn phải quên ngay chuyện cho con bú theo đồng hồ và “dạy con theo khuôn khổ ngay từ tấm bé, kể cả nết ăn”. Nếu bé được bú theo đúng nhu cầu, bé sẽ tăng cân một cách tự nhiên, tốt nhất.
Lưu ý cho mẹ:  mẹ nên cho bé bú sớm trong vòng 30 phút đầu ra đời khi sinh thường và sau một giờ khi sinh mổ. Điều này giúp bé được tận hưởng nguồn sữa non tuyệt vời của mẹ.
Trẻ bú nhiều thì mẹ càng được tạo sữa nhiều, cha mẹ nên tin tưởng rằng bé “ăn là đói và dừng nghĩa là no”.
 
Bổ sung vitamin D hợp lý và đúng cách
Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển xương, tăng trưởng chiều cao, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể của bé. Nhóm bé bú mẹ liên tục (nhất là khi mẹ thiếu hụt vitamin D) và nhóm bé hầu như không được tắm nắng (lại không được bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin D) rất dễ bị còi xương.
Nếu vậy, bạn cần đưa bé đi khám và xin ý kiến của bác sĩ.
Phơi nắng
Những ngày ấm áp, bạn nên cho trẻ phơi nắng buổi sáng thường xuyên mỗi ngày, thời gian phơi nắng khoảng 15 – 20 phút và nên phơi trước 9 giờ sáng. Phơi nắng qua cửa kính tác dụng sẽ như không bởi như vậy trẻ sẽ không nhận được vitamin D từ nắng.
Để ý tới từng dấu hiệu nhỏ của bé
Nếu bé không tăng cân, không đi vệ sinh đều đặn, ngủ nhiều, quấy khóc, bỏ bú, chất thải của bé đôi khi quá rắn hay quá lỏng… Đó là những biểu hiện bất thường, khi đó bạn không nên chần chừ mà hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Để ý tới lịch tiêm chủng cho con 
Ngay từ lúc mới sinh ra đời, bé đã phải chích ngừa, từ 2 tháng trở đi sẽ có từng đợt tiêm phòng cần thiết. Trẻ cần được thăm khám đầy đủ với mục tiêu sàng lọc bệnh trước khi quyết định tiêm phòng. Cha mẹ cần để ý và sát sao với lịch tiêm của con. Tiêm chủng là việc vô cùng quan trọng cho sức khỏe con.
 
Phòng bé phải được bố trí hợp lý
Phòng bé ở phải thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh. Phòng phải được bố trí nhiều cửa sổ, cha mẹ cần đảm bảo ánh sáng tốt cho con.
Nhiệt độ nơi bé nằm phải bảo đảm duy trì thân nhiệt của trẻ ở mức bình thường. Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường, cần giữ ấm trẻ khi trời lạnh như hiện nay và cho trẻ nằm nơi thoáng mát khi thời tiết nóng.
Mát-xa thường xuyên cho bé
Mát-xa là một việc làm cực kỳ có ích cho sự phát triển toàn diện của bé. Mát-xa hàng ngày sẽ tạo nên mối quan hệ sâu sắc hơn về tình mẹ con. Việc trò chuyện tâm sự của người mẹ trong lúc mát-xa sẽ giúp bé tích lũy dần vốn ngôn ngữ.
Bé được mát-xa thường xuyên sẽ có thân hình săn chắc, dẻo dai, mạnh khỏe hơn. Mát-xa vùng bụng giúp bé tiêu hóa tốt hơn, đẩy lùi các chứng rối loạn tiêu hóa hay trướng bụng thường gặp ở trẻ.
Mát-xa vùng đầu giúp bé thoải mái, minh mẫn, mát-xa tay, chân giúp bé giảm mệt mỏi, ngủ ngon, ăn tốt…
Mát-xa giúp loại bỏ các độc tố trong người, giúp bé khỏe mạnh hơn vì làm tăng khả năng bài tiết và quá trình trao đổi chất thông qua làn da bé. Mát xa thường xuyên giúp da bé mềm mại, giàu sức sống. Bé cũng không phải đối mặt với những vấn đề về da như bị nổi mẩn đỏ, khô da.
Giữ thân nhiệt cho bé
Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh được duy trì từ 36 – 37 độ. Đây là nhiệt độ để duy trì sự trao đổi chất bình thường. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, chức năng điều hòa thân nhiệt rất kém nên khi sự thay đổi nhiệt độ môi trường vượt quá khả năng cơ thể tự điều chỉnh có thể gây sốt hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.Khả năng tự làm mát bằng mồ hôi ở trẻ sơ sinh rất kém và không ổn định. Trong trường hợp thời tiết quá nóng, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên đến 40 độ C hoặc gây co giật. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp khiến da trẻ có thể bị sưng, mẩn đỏ. Tất cả những điều trên đều không tốt cho sức khỏe của con. Bởi vậy, việc duy trì một nhiệt độ phù hợp cho cơ thể trẻ là vô cùng quan trọng.Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng, vào mùa đông, nhiệt độ ở trong nhà nên được duy trì ở 25 – 28 độ C. Để duy trì nhiệt độ này, người lớn có thể bật điều hòa hoặc hệ thống thông gió. Tuyệt đối không nên quấn tã hoặc cho trẻ mặc quần áp quá chật.

Ngoài ra, người lớn nên bật hệ thống sưởi ấm trong nhà để giúp bàn tay và bàn chân trẻ không bị lạnh. Ở trẻ sơ sinh, nhiệt độ cơ thể dễ bị thay đổi bởi nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nếu người lớn không chú ý, con có thể bị cảm lạnh.

Nếu nhiệt độ bên ngoài là dưới 10 độ thì hãy cho trẻ sơ sinh mặc áo bông độn. Từ 10 đến 15 độ thì hãy cho trẻ mặc áo khoác và phủ một chiếc chăn. Từ 16 đến 21 độ, mẹ hãy cho bé mặc bodysuit. Từ 29 đến 30 độ, hãy cho con mặc áo thun thấm mồ hôi, áo cần phải đủ dài để che bụng của trẻ.

Độ ẩm trong nhà nên duy trì từ 60 đến 65%. Khi con quấy khóc, hãy để ý xem quần áo hay nhiệt độ có phải là nguyên nhân khiến con khó chịu hay không.

Còn vào mùa hè, các mẹ cần chú ý để thân nhiệt con không bị tăng quá cao. Khi thân nhiệt trẻ trên 38 độ C, da sẽ nóng và rất đỏ gây vã mồ hôi, tăng nhịp tim, nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước.

Khi đó, cần khẩn trương tìm nguyên nhân gây sốt ở trẻ như nhiễm khuẩn, mất nước; hoặc do ủ ấm và nhiệt độ trong phòng của trẻ quá cao. Trẻ sơ sinh có thể bị tăng thân nhiệt trong những ngày sút cân sinh lý. Việc đầu tiên cần làm để giúp trẻ hạ thân nhiệt chính là điều chỉnh nhiệt độ phòng, cởi bớt quần áo cho trẻ, tránh gió lùa và hãy cho con bú.

Ngoài ra, thân nhiệt trẻ dễ bị thay đổi có thể do những nguyên nhân sau:

– Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng, lớp mỡ dưới da rất mỏng nên khả năng giữ nhiệt rất kém. Bởi vậy, vào mùa đông trẻ rất dễ bị cảm lạnh.

– Khi mới sinh, khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ với hiện tượng bị nhiễm lạnh rất hạn chế. Bởi vậy mà trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt và có biểu hiện sút cân.

– Nếu không được bú sữa mẹ, con sẽ bị thiếu dinh dưỡng và đây là một trong những nguyên nhân gây hạ thân nhiệt trầm trọng dẫn đến việc mắc bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.


Gửi bình luận

Free download code | Tự học lập trình HTML | Tự học lập trình PHP | Tự học lập trình CSS | Tự học lập trình Jquery