Lo lắng ra máu khi mang thai

9:36,Tuesday, July 22nd, 2014

Ra máu khi mang thai có thể làm bạn cực kì sợ hãi. Tuy nhiên, chị em nhớ nhé, ra máu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn và thai nhi gặp nguy hiểm.

Chảy máu khi mang thai là chuyện rất phổ biến, và có tới 30% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Một nửa trong số đó vẫn có thể tiếp tục sinh những em bé khoẻ mạnh, còn nửa còn lại có nguy cơ bị sẩy thai. Thời gian các bà bầu hay bị chảy máu nhất là thời kì đầu của thai kỳ.

Một vài phụ nữ chỉ bị chảy máu một lần, có người bị chảy máu trong suốt thời kì mang thai. Máu ra có thể chỉ là đốm nhỏ, vệt dài hoặc mất máu nhiều.

Những phụ nữ có nhóm máu Rh- (ví dụ O-, A-… ) cần đến bác sĩ trong vòng 72 giờ nếu bị ra máu.

Mọi trường hợp ra máu đều nên thông báo cho bác sĩ hoặc bà đỡ. Bất cứ trường hợp chảy máu nào xảy ra khi thai ít hơn 24 tuần đều có thể là biểu hiện của nguy cơ sảy thai. Sau 24 tuần, đây có thể là biểu hiện của xuất huyết.

Ra máu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn và thai nhi gặp nguy hiểm.

Ra máu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn và thai nhi gặp nguy hiểm. Ảnh: Getty Images

Những trường hợp chảy máu bạn có thể gặp

Chảy máu ít

Việc trứng đã thụ thai di chuyển vào buồng thành tử cung có thể khiến bạn ra một ít máu. Thường thì, bạn sẽ bị ra máu trong vòng 1 đến 2 ngày. Máu ra trong trường hợp này có thể là máu đỏ tươi hoặc chỉ là chất nhầy màu hồng.

Ra máu theo chu kì kinh nguyệt

Một vài phụ nữ bị chảy máu vào khoảng tuần thứ 4, 8 và 12 của thai kỳ, gần với chu kì kinh nguyệt. Trường hợp này, bạn có thể có những biểu hiện giống như khi sắp có kinh nguyệt, ví dụ như bị đau lưng, chuột rút, đau bụng dưới, có cảm giác bị phù nề,… Tuy nhiên, bạn không phải sắp “bị”, vì thực tế là bạn đang mang bầu. Trong thời kỳ mang thai, hoocmon đã làm gián đoạn chu kì của cơ thể. Đôi khi, lượng hoocmon này không đủ để chặn chu kì kinh nguyệt và trong trường hợp này, bạn sẽ ra máu. Việc này kéo dài khoảng 3 tháng đầu thai kì – khi lượng hoocmon của bạn chưa ổn định. Một số phụ nữ còn ra máu trong suốt thời kỳ mang thai và vẫn sinh em bé khoẻ mạnh bình thường.

Nguy cơ sảy thai

Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 1/3 số ca sảy thai có biểu hiệnra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu thai kì. Có trường hợp sảy thai sớm đến mức khi ra máu bạn mới biết mình có thai và đã bị sảy thai. Thông thường, đây là kết quả của việc bào thai bị hỏng hoặc nằm sai vị trí, và cơ thể bạn đã loại trừ bào thai khi nhận ra tình trạng bào thai là không bình thường.

Các dấu hiệu thông thường của việc sảy thai bao gồm chảy máu, đau lưng, đau dạ dày, chuột rút… Phụ nữ thường nói họ không có cảm giác mình có thai cho đến khi bị chảy máu và sảy thai. Bạn cần quan tâm đến chu kì kinh nguyệt cũng như cơ thể mình để luôn luôn nắm rõ tình trạng cơ thể một cách tốt nhất, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Có trường hợp bạn bị sảy thai mà không hề chảy máu, bào thai đã hỏng, nhưng vẫn được giữ lại trong cơ thể bạn. Các biểu hiện khi mang bầu hoàn toàn biến mất và nhịp tim của bạn trở nên rối loạn. Nếu điều này xảy ra, bạn cần được làm sạch tử cung.

Chảy máu sau khi quan hệ

Đây là trường hợp phổ biến mà phụ nữ mang bầu hay gặp phải. Thông thường, chuyện này không có hại gì và nguyên nhân là do máu đến tử cung được cung cấp nhiều hơn bình thường. Mặc dù, đây không phải là trường hợp nguy hiểm, nhưng bạn phải luôn cẩn trọng và cần theo dõi thật kĩ. Khi một bà Bầu bị chảy máu âm đạo, câu hỏi đầu tiên bác sĩ đặt ra là “Có phải bạn vừa quan hệ không?”. Hãy trả lời thành thật vì điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính bạn và em bé trong bụng. Bác sĩ sẽ thăm khám loại trừ viêm nhiễm.

Bào thai lệch vị trí

Trường hợp này xảy ra khi trứng nằm ở ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng. Các bà Bầu sẽ chịu những cơn đau thắt một bên vùng bụng dưới, nôn hoặc ngất đi… Cơn đau có thể đột nhiên biến mất nhưng nó sẽ trở lại trong vài giờ đến vài ngày, và lúc này bạn thực sự cảm thấy không ổn.

Đây là trường hợp khẩn cấp, kèm theo đó là chảy máu trong. Bà Bầu cần được đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể.


Gửi bình luận

Free download code | Tự học lập trình HTML | Tự học lập trình PHP | Tự học lập trình CSS | Tự học lập trình Jquery