Cách phòng chống cảm cúm cho bà bầu

7:53,Friday, July 25th, 2014

Khi mang thai, các thai phụ nên tránh để không bị cảm cúm cảm trong thời gian đầu mới mang thai rất vì dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Các mẹ cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, trong trường hợp quá nặng, bắt buộc phải dùng đến thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào. Và trước khi sử dụng thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số thực phẩm cải thiện tình hình:

Dùng tỏi trị cảm cúm

Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Sử dụng nước chanh

Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Sử dụng muối ăn: Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầubị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

Nấu món canh gà

Canh gà có thể cải thiện các bệnh về họng và đường hô hấp. Canh gà đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Chất amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy nên canh gà rất tốt cho phụ nữ đang mang thai nói chung và các trường hợp bị cảm cúm nói riêng.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Phòng ngừa cảm cúm khi mang bầu

Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.

Bạn nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, bạn cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

Bổ sung rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.

Ăn sữa chua: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.

Nói không với đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.

Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.

Hít thở không khí trong lành: Thời tiết nóng hay lạnh quá khiến mẹ ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cúm ở thai phụ do virus gây cúm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày thời tiết xấu, nếu không, mẹ cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm.

Tiêm phòng: Trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên đi tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi.

Mũi tiêm phòng cúm và mũi 3 trong 1 (phòng sởi – quai bị – rubella) hiện nay khá phổ biến. Mẹ có thể liên hệ với các trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên khoa sản… để được tiêm phòng.

Cách điều trị

Khi mẹ bị cúm và không sốt: Khi mẹ bị cúm, điều quan trọng nhất là mẹ không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Mẹ không nên tự mua thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”. Nếu chẳng may bị cúm trong thai kỳ (đặc biệt là những tháng đầu), mẹ không nên tự ý quyết định phá thai mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Trên thị trường hiện tại đang có bán một số loại cảm xuyên hương có ghi trên bao bì áp dụng cho thai phụ và sản phụ đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng nhận và kiểm định điều này, vì vậy mẹ không nên dùng các loại cảm xuyên hương khi bị cúm.

Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tất cả những dị tật bên trong và bên ngoài của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn cần thiết cho mẹ.

Nếu mẹ bị cúm, kèm sốt: Trường hợp này, mẹ cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là mẹ nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, mẹ cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).

Khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ khuyết tật tim ở bé sẽ giảm đi đáng kể khi mẹ bị sốt, cảm nhưng có uống bổ sung hỗn hợp vitamin từ 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ.

Khi mẹ bị sốt, mẹ cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể mẹ bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay mẹ bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối, viêm gan siêu vi B… mà lại tưởng là bị cúm). Tùy theo tình trạng của mẹ, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.

Nếu mẹ chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24 đến 48 tiếng. Mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh. Mẹ cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả mẹ và bé.

Nếu mẹ bị cúm kèm ho: Đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ nên cẩn thận với các loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Một vài loại thuốc ho có thể bị cấm một vài ngày trước khi mẹ trở dạ vì có thể gây ảnh hưởng đến bé yêu. Mẹ cần tránh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc và tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ cũng có thể pha hỗn hợp mật ong với chanh và uống ấm để giảm ho. Mẹ cũng có thể ngậm viên ngậm chữa ho hoặc dùng thuốc ho thảo dược, có mật ong nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Nếu mẹ bị cúm, kèm nghẹt mũi: Mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để làm giảm bớt triệu chứng.

Mẹ hãy thử hít hơi nước nóng. Thêm 2-3 giọt dầu khuynh diệp vào bát nước nóng. Chùm một chiếc khăn lên đầu và cúi xuống bát nước, hít hơi nước bốc lên. Mẹ cũng có thể bật vòi hoa sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm khoảng 10 phút.

Để giảm nghẹt mũi ban đêm hoặc khi đi ra ngoài, hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào khăn giấy và hít thường xuyên. Mẹ cũng có thể thử ăn một số loại bánh kẹo bạc hà.


Gửi bình luận

Free download code | Tự học lập trình HTML | Tự học lập trình PHP | Tự học lập trình CSS | Tự học lập trình Jquery