Cách dưỡng thai tháng thứ 4 cho bà bầu

9:04,Monday, July 28th, 2014

Tháng thứ 4 là bắt đầu của giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, cũng là thời điểm những biểu hiện ốm nghén đã qua đi, 2 mẹ con cùng “chung sống hòa bình”. Giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, chiều dài của thai nhi ở cuối giai đoạn khoảng 14 – 16 cm tính từ đầu tới mông và cân nặng khoảng từ 230-250g, trong đó đầu chiếm 1/3, toàn thân mọc lông mao và đã mọc tóc, lông mày, các ngón tay đã hình thành…

Mới đầu, thai nhi có lớp mỡ ở dưới da, sau đó lớp mỡ dày thêm và không còn mỏng manh như trước nữa. Lúc này, thai phụ đã cảm nhận được rõ những cử động của thai nhi và có thể nghe nhịp tim của thai bằng máy nghe. Tử cung thai phụ to ra, lượng nước ối vào khoảng 400ml và bụng dưới có cảm giác chìm xuống
.Dưỡng thai tháng thứ 4 - Mẹ mang thai - Mang thai tháng thứ 4 - Những điều cần biết khi mang thai
Giai đoạn này, những triệu chứng thai nghén như nôn đã hết nên thai phụ ăn được nhiều hơn, thể trọng cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên, do tử cung phình to lên, đè lên tĩnh mạch nên có lúc thai phụ còn cảm thấy chướng bụng, khó tiêu hoá. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con, thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và ăn làm nhiều bữa nhỏ. Các vấn đề sau là điều phải hết sức lưu ý:Tăng cường chất dinh dưỡngDo quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi cần rất nhiều protein, nên thai phụ cần ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật: các loại thịt, trứng và sữa, gan…Thai ở tháng thứ 4, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo. Cuối giai đoạn này hãy lưu ý tới các dưỡng chất sau:

  • Nuôi dưỡng: carbohydrates, Vitamin B1, B2, B3 và B6 giúp cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Hoàn thiện: Acid folic, Vitamin D, đồng, kẽm, Choline, Mangan, I-ốt, sắt, Vitamin B6, B12
  • Bảo vệ: Vitamin C và Vitamin E giúp bảo vệ tế bào não khỏi quá trình oxy hóa

Hoạt động hợp lý

Thai phụ nên vận động phù hợp như: tập thể dục, tập hít thở, đi dạo sẽ có lợi cho sức khoẻ của cả mẹ và con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thai phụ có chế độ vận động phù hợp thì tỉ lệ sinh con bị mắc bệnh tim giảm hẳn. Ngoài ra, vận động còn có lợi cho sự tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, có lợi cho việc hấp thụ canxi, magiê và được hít thở không khí trong lành… Những điều này vô cùng có lợi cho sức khoẻ của thai.Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, thai phụ có thể đi bơi, nhưng phải có sự cho phép của bác sĩ và đảm nhiệt độ của nước ở hồ bơi đạt khoảng 30 độ C, đảm bảo vệ sinh. Động tác khi bơi không được quá mạnhBảo vệ bầu vú

Tốt nhất là thai phụ không đeo nịt ngực. Nếu quá lo lắng vì vú trễ, vú bị nhão thì có thể đeo nịt ngực, nhưng phải đảm bảo rộng rãi, dễ chịu. Ngoài ra, bà bầu cũng cần dùng nước ấm để rửa ngực hàng ngày. Sau khi rửa xong, nên dùng khăn khô để lau sạch núm vú, hoặc bôi thêm một lớp kem dưỡng da để tăng cường sự đàn hồi của da. Nếu đầu vú bị thụt vào trong thì thai phụ phải kéo ra, tránh việc trẻ không bú được. Chú ý, khi kéo đầu vú phải kéo dần dần, giống như một động tác massage để khắc phục đầu vú ngắn. Ngoài ra, thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp, điều quan trọng là bà bầu cần giữ ấm phần bụng.


Gửi bình luận

Free download code | Tự học lập trình HTML | Tự học lập trình PHP | Tự học lập trình CSS | Tự học lập trình Jquery